Chữ A màu đỏ, tiểu thuyết của Nathaniel Hawthorne, xuất bản năm 1850, đã được nhiều nhà phê bình đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất của nền NXB Văn Học thế giới.
Câu chuyện xảy ra ở Boston, thủ phủ ban Massachusettes (thuộc New England vùng đông bắc nước Mỹ) trong những năm 1640, vào một thời mà xã hội vùng này bị giam hãm trong vòng luật lệ và giáo lý nghiệt ngã của nhà thờ Thanh giáo.
Một người phụ nữ tên là Hester Prynne, vì một đứa con hoang, đã bị kết án bêu trên bục tội nhân ba tiếng đồng hồ trước công chúng và chịu hình phạt mang một chữ A màu đỏ cài trên ngực cho đến hết đời. Chữ A màu đỏ là dấu sỉ nhục về tội ngoại tình (chữ A là chữ đầu của từ Adultery: tội ngoại tình). Không ai ngờ được rằng, người bố của đứa con hoang ấy lại là người đảm nhiệm phần hồn của Hester Prynne, mục sư Arthur Dimmesdale, một giáo sĩ trẻ đầy tài năng, được con chiên ngưỡng mộ như một vị thiên thần.
Hester Prynne chịu đựng nỗi nhục nhã đau đớn. Còn Arthur Dimmesdale, bị sự dày vò khủng khiếp của lòng hối hận, ngày một gầy mòn xanh xao. Thế nhưng, quần chúng không hề hay biết gì cả, vẫn sùng kính anh như một vị thánh sống.
Giữa lúc đó, xuất hiện thêm một nhân vật, hình thành đủ bộ ba trong diễn biến xung đột của câu chuyện. Đó là chồng của Hester, một con người tuổi đã xế chiều, khô lạnh, dị dạng, mà Hester không hề yêu. Lão đã sống cuộc đời lang bạt, nay vừa đến đây thì thấy vợ trên cái bục ô nhục. Lão bắt đầu một cuộc săn tìm kẻ tình địch để báo thù. Buộc vợ thề không bao giờ lộ tung tích của lão ra. Lão đội cái tên giả Roger Chillingworth, xuất hiện giữa cộng đồng Thanh giáo Boston với danh nghĩa là một thầy thuốc.
Nhận xét của tác giả khác:
Henry James từng viết: “Tác phẩm đẹp, đáng ngưỡng mộ, phi thường, nó có thể được xem là đỉnh cao đánh dấu những tác phẩm vĩ đại nhất của Hawthorne – sự tinh khiết không định nghĩa được, và sự nhẹ nhàng trong khái niệm, nó mang một vẻ duyên dáng vô tận và một niềm bí ẩn đối với các tác phẩm nghệ thuật.”
“Đây là một trong số những câu chuyện nghiệt ngã nhất về số phận của người phụ nữ mà tôi đã từng được biết. Tôi đã đọc cuốn sách với tâm trạng bế tắc, đau đớn, hận thù và hoàn toàn bất lực.”
“Tác phẩm ca ngợi tấm lòng nồng hậu, nhân đạo của con người, cuộc sống trong sáng của người phụ nữ đau khổ đã dần làm cho người đời có cảm tình với chị... Chữ A màu đỏ dần chỉ là dấu vết của quá khứ lùi xa về phía sau, biến thành biểu tượng của sự tích cực, của lòng thương người, của nguồn an ủi.”
Mô tả ngắn: Lời nói đầuCâu chuyện kể lại cuộc phiêu lưu của A Q, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không có nghề nghiệp ổn định. A Q nổi tiếng vì phương pháp thắng lợi tinh thần. Ví dụ như mỗi khi...
Mô tả ngắn: Trọn Bộ 3 Tập Sherlock Holmes Toàn Tập (Tái Bản) Sherlock Holmes có ngoại hình khó bắt mắt với dáng vẻ cao lòng khòng, gương mặt hơi lạnh lùng, không sinh động, có không ít tật xấu: Luộm thuộm, bừa bãi, nghiện thuốc lá...
Mô tả ngắn: Nguyễn Du (1766 - 1820) là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn, được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc". Ông là nhà thơ có học vấn uyên bác, đặc biệt có tài làm thơ bằng chữ Nôm, mà...
Mô tả ngắn: Một giai đoạn lịch sự có thật của nước Anh được tái hiện sống động với những mâu thuẫn sắc tộc Saxon – Norman, những cuộc thi cưỡi ngựa đấu thương của các hiệp sĩ, Cuộc Thập Tự Chinh… đan xen với những giá trị...
Mô tả
Bình luận
Chữ A màu đỏ, tiểu thuyết của Nathaniel Hawthorne, xuất bản năm 1850, đã được nhiều nhà phê bình đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất của nền NXB Văn Học thế giới.
Câu chuyện xảy ra ở Boston, thủ phủ ban Massachusettes (thuộc New England vùng đông bắc nước Mỹ) trong những năm 1640, vào một thời mà xã hội vùng này bị giam hãm trong vòng luật lệ và giáo lý nghiệt ngã của nhà thờ Thanh giáo.
Một người phụ nữ tên là Hester Prynne, vì một đứa con hoang, đã bị kết án bêu trên bục tội nhân ba tiếng đồng hồ trước công chúng và chịu hình phạt mang một chữ A màu đỏ cài trên ngực cho đến hết đời. Chữ A màu đỏ là dấu sỉ nhục về tội ngoại tình (chữ A là chữ đầu của từ Adultery: tội ngoại tình). Không ai ngờ được rằng, người bố của đứa con hoang ấy lại là người đảm nhiệm phần hồn của Hester Prynne, mục sư Arthur Dimmesdale, một giáo sĩ trẻ đầy tài năng, được con chiên ngưỡng mộ như một vị thiên thần.
Hester Prynne chịu đựng nỗi nhục nhã đau đớn. Còn Arthur Dimmesdale, bị sự dày vò khủng khiếp của lòng hối hận, ngày một gầy mòn xanh xao. Thế nhưng, quần chúng không hề hay biết gì cả, vẫn sùng kính anh như một vị thánh sống.
Giữa lúc đó, xuất hiện thêm một nhân vật, hình thành đủ bộ ba trong diễn biến xung đột của câu chuyện. Đó là chồng của Hester, một con người tuổi đã xế chiều, khô lạnh, dị dạng, mà Hester không hề yêu. Lão đã sống cuộc đời lang bạt, nay vừa đến đây thì thấy vợ trên cái bục ô nhục. Lão bắt đầu một cuộc săn tìm kẻ tình địch để báo thù. Buộc vợ thề không bao giờ lộ tung tích của lão ra. Lão đội cái tên giả Roger Chillingworth, xuất hiện giữa cộng đồng Thanh giáo Boston với danh nghĩa là một thầy thuốc.
Nhận xét của tác giả khác:
Henry James từng viết: “Tác phẩm đẹp, đáng ngưỡng mộ, phi thường, nó có thể được xem là đỉnh cao đánh dấu những tác phẩm vĩ đại nhất của Hawthorne – sự tinh khiết không định nghĩa được, và sự nhẹ nhàng trong khái niệm, nó mang một vẻ duyên dáng vô tận và một niềm bí ẩn đối với các tác phẩm nghệ thuật.”
“Đây là một trong số những câu chuyện nghiệt ngã nhất về số phận của người phụ nữ mà tôi đã từng được biết. Tôi đã đọc cuốn sách với tâm trạng bế tắc, đau đớn, hận thù và hoàn toàn bất lực.”
“Tác phẩm ca ngợi tấm lòng nồng hậu, nhân đạo của con người, cuộc sống trong sáng của người phụ nữ đau khổ đã dần làm cho người đời có cảm tình với chị... Chữ A màu đỏ dần chỉ là dấu vết của quá khứ lùi xa về phía sau, biến thành biểu tượng của sự tích cực, của lòng thương người, của nguồn an ủi.”