Chưa bao giờ mà những con người thuộc độ tuổi 16-25 lại loay hoay với câu hỏi “Tôi là ai?” đến như vậy. Xã hội càng phát triển, những mối bận tâm của người trẻ càng trở nên sâu sắc và mang tính định vị bản ngã hơn. Trớ trêu thay trong guồng quay cuộc sống hiện đại với sự đầy đủ vật chất, ít ai lại tự tin nói “Tôi hạnh phúc”. Cuốn sách của Trình Chí Lương sẽ dẫn chúng ta đi lên từng nấc thang để tìm lại cái tôi đã mất, cứu vãn cuộc đời không vui vẻ. Một trong những bậc thang quan trọng nhất là đánh bại con quỷ “niềm vui giả tạo”, thứ cắt đứt huyết mạch dẫn bạn đến 1 cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc
Sách Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất
Niềm vui giả tạo tự hưởng lạc – Khi hai cán cân đúng, sai không còn ranh giới
“Sự hoàn mĩ của một người nằm ở chỗ có thể tìm ra khuyết điểm của bản thân” (Khuyết danh). Lấy ví dụ là một chàng trai tuổi teen, hoặc thậm chí là một người đàn ông đã chạm ngưỡng tứ tuần, anh ta mê chơi game, điều đó không có gì đáng nói nếu việc đó dẫn đến hậu quả lớn. Giống như kẻ nghiện rượu bia, rượu bia vốn không có tội tình gì, trái lại còn có lợi cho sức khỏe trong nhiều trường hợp. Nhưng kẻ nghiện như biến thành một diễn giả trung thành nhất, mỗi một lý lẽ đưa ra đều “quá hợp lý”, biện hộ quá đỗi sắc sảo. Mặc dù những thói xấu đó ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, nhưng sở dĩ chúng ta không bỏ rơi chúng vì thông qua những lời giải thích hợp lý hóa, chúng ta đã biến “sai” thành “đúng”, giải thích những “thói quen xấu” thành “thói quen tốt”, hoặc coi chúng không tồn tại.
Trong quá trình tìm lại cái tôi đã mất, thừa nhận khuyết điểm và sai lầm của bản thân và nỗ lực thay đổi là chìa khóa để gạt đi những lớp sương mù giăng kín trước mắt. Nhưng nói thì luôn dễ hơn làm, ít ai làm được điều đó, ít ai sẵn sàng bỏ đi những thỏa mãn tức thời mà chịu những nỗi đau dai dẳng và không có thời hạn cụ thể về ngày chiến thắng.Thừa nhận bản thân sơ suất hoặc sai lầm về một mặt nào đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy thứ bị phủ định không phải là một phần trong cái tôi mà là toàn bộ cái tôi, giống như bản thân thật vô dụng, không có thuốc chữa vậy. Và khi cảm thấy “vô giá trị”, thế giới xung quanh như sụp đổ, động lực để tiến lên sẽ biến mất.
Nhưng “Tốt” không có nghĩa là chúng ta không thể công kích, “Tốt” không có nghĩa là chúng ta hoàn mĩ, không tì vết, mà “Tốt” là khi một người biết phân định rõ đúng sai, biết nhìn nhận đúng bản thân, chấp nhận rằng ai cũng có mặt tốt mặt xấu, và luôn nỗ lực để đẩy lùi cái xấu thay vì “hợp lý hóa” nó.
Sách Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất
Niềm vui giả tạo vượt không gian thời gian – chuyến tàu tìm lại cái tôi đã mất hay chỉ là một cách thoát ly thực tại
Thực tế là hiện tại, cho nên hiện tại thường đau lòng. Còn quá khứ hay tương lai thì ở trong một thế giới viễn tưởng xa xôi. Cho nên với khả năng trời phú là “trí tưởng tượng”, con người mặc sức vùng vẫy trong thế giới đã qua hay còn chưa tới của chính mình. Trong thế giới quá khứ, niềm vui giả tạo mà chúng ta tìm thấy là: bản thân là một người đáng được yêu, bản thân là một người có giá trị tiềm ẩn, bản thân là một người có phẩm chất tốt đẹp.
Thật ra, khi gặp quá nhiều biến cố và sự tự tin bị thử thách, con người thường tìm về quá khứ và thậm chí dặm thêm mắm thêm muối để thổi phồng bản thân, và những ký ức về cái tôi không có gì nổi bật trở nên xuất chúng. Qua đó ám chỉ bản thân mình hôm nay vẫn ưu tú và có giá trị như thế, và họ tin rằng, đó chính là “cái tôi” trong hành trình tìm lại cái tôi đã mất– một “cái tôi” rực rỡ, tỏa sáng, không tỳ vết.
Nhưng quá khứ là không thể thay đổi, do đó, ảo tưởng về tương lai thường được áp dụng vượt trội hơn cả quá khứ. Trên sân khấu tương lai, chúng ta vĩnh viễn được tỏa sáng. Khi ở trong thế giới lung linh đầy sắc màu đó, ánh hào quang của tương lai đưa chúng ta thoát ra khỏi hiện trạng không như ý của bản thân. Chuyến tàu vượt không gian và thời gian thật kì diệu, nhưng hóa ra chỉ là một thứ mộng mị dối lừa.
Kẻ ăn mày niềm vui giả tạo – cuộc đời chúng ta do người khác vẽ nên!
“Mùi cà phê ở quán này cũng được!” (Không phải là ngon nhất, tôi đã uống cà phê ngon hơn nhà hàng này)
“Bận chết đi được, vì thế không có thời gian tụ tập với cậu. Cậu thế nào? Dạo này làm gì? (Tôi là một người có rất nhiều việc phải làm, thời gian của tôi rất quý giá, cuộc sống của tôi rất có ý nghĩa)
Khi chúng ta cảm nhận cuộc sống, chúng ta sẽ phát hiện thì ra không phải chúng ta đang hưởng thụ cuộc sống của mình, mà đang hưởng thụ cảm giác cuộc sống của mình tốt hơn người khác. Cảm giác mình quan trọng và hơn người khác là nhu cầu tự nhiên của con người, nhưng thứ bản năng này nếu không được kiểm soát đúng cách, sẽ dễ dàng biến bản thân thành con rối cho người đời mặc sức chơi đùa, bức tranh cho họ tùy tiện vẽ nên.
Mô tả ngắn: Tip Công Sở 1 - Khả Năng Tư DuyĐã bao giờ ban ở trong tình huống này chưa: rõ ràng chỉ là một vấn đề rất đơn giản, nhưng nghĩ nát óc mà vẫn không tìm ra được phương án giải quyết. Tình trạng này...
Mô tả ngắn: Trở Thành CEO Của Cuộc Đời Mình Rất nhiều người lí giải “quản lí” là một cách tiến lên, thể hiện sức mạnh. Cảm giác này khiến cho rất nhiều người chùn bước. Hoàn toàn trái ngược, quản lí được nói đến trong cuốn sách này lại...
Mô tả ngắn: Tip Công Sở 2 - Khả Năng Phán ĐoánDù là trong cuộc sống hay trong công việc, luôn có những tình huống buộc chúng ta phải đưa ra phán đoán, đặc biệt là với những bạn trẻ mới bước chân vào môi trường công sở....
Mô tả ngắn: Tip Công Sở 1 - Khả Năng Hình Thành Thói Quen Tronh công việc và cuộc sống, con người có rất nhiều loại thói quen, thói quen tốt và thói quen xấu. Cả hai loại thói quen này đều có ảnh hưởng vô cùng lớn tới chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vậy thì làm thế nào để có thể nhanh chóng loại bỏ thói quen xấu và hình thành thói quen tốt, giúp cuộc sống và công việc ngày càng tuyệt vời hơn? “Khả năng hình thành thói quen - Tạo lập thói quen mới chỉ sau 3 tuần” chính là cuốn cẩm nang bạn đang cần. Cuốn sách với những hình ảnh sinh động sẽ giúp bạn nhanh chóng lí giải và nắm bắt được các phương thức để trở thành người giỏi làm chủ các thói quen … Hãy cùng khám phá cuốn sách thú vị này!
Mô tả ngắn: Tip Công Sở 2 - Khả Năng Quan SátQuan sát tốt là phương pháp hữu hiệu để thúc đẩy công việcQuan sát là phương thức quan trọng để nhìn nhận thế giới xung quanh, cung cấp cho chúng ta những thông tin cần thiết, qua...
Mô tả
Bình luận
Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất
Chưa bao giờ mà những con người thuộc độ tuổi 16-25 lại loay hoay với câu hỏi “Tôi là ai?” đến như vậy. Xã hội càng phát triển, những mối bận tâm của người trẻ càng trở nên sâu sắc và mang tính định vị bản ngã hơn. Trớ trêu thay trong guồng quay cuộc sống hiện đại với sự đầy đủ vật chất, ít ai lại tự tin nói “Tôi hạnh phúc”. Cuốn sách của Trình Chí Lương sẽ dẫn chúng ta đi lên từng nấc thang để tìm lại cái tôi đã mất, cứu vãn cuộc đời không vui vẻ. Một trong những bậc thang quan trọng nhất là đánh bại con quỷ “niềm vui giả tạo”, thứ cắt đứt huyết mạch dẫn bạn đến 1 cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc
Sách Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất
Niềm vui giả tạo tự hưởng lạc – Khi hai cán cân đúng, sai không còn ranh giới
“Sự hoàn mĩ của một người nằm ở chỗ có thể tìm ra khuyết điểm của bản thân” (Khuyết danh). Lấy ví dụ là một chàng trai tuổi teen, hoặc thậm chí là một người đàn ông đã chạm ngưỡng tứ tuần, anh ta mê chơi game, điều đó không có gì đáng nói nếu việc đó dẫn đến hậu quả lớn. Giống như kẻ nghiện rượu bia, rượu bia vốn không có tội tình gì, trái lại còn có lợi cho sức khỏe trong nhiều trường hợp. Nhưng kẻ nghiện như biến thành một diễn giả trung thành nhất, mỗi một lý lẽ đưa ra đều “quá hợp lý”, biện hộ quá đỗi sắc sảo. Mặc dù những thói xấu đó ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, nhưng sở dĩ chúng ta không bỏ rơi chúng vì thông qua những lời giải thích hợp lý hóa, chúng ta đã biến “sai” thành “đúng”, giải thích những “thói quen xấu” thành “thói quen tốt”, hoặc coi chúng không tồn tại.
Trong quá trình tìm lại cái tôi đã mất, thừa nhận khuyết điểm và sai lầm của bản thân và nỗ lực thay đổi là chìa khóa để gạt đi những lớp sương mù giăng kín trước mắt. Nhưng nói thì luôn dễ hơn làm, ít ai làm được điều đó, ít ai sẵn sàng bỏ đi những thỏa mãn tức thời mà chịu những nỗi đau dai dẳng và không có thời hạn cụ thể về ngày chiến thắng.Thừa nhận bản thân sơ suất hoặc sai lầm về một mặt nào đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy thứ bị phủ định không phải là một phần trong cái tôi mà là toàn bộ cái tôi, giống như bản thân thật vô dụng, không có thuốc chữa vậy. Và khi cảm thấy “vô giá trị”, thế giới xung quanh như sụp đổ, động lực để tiến lên sẽ biến mất.
Nhưng “Tốt” không có nghĩa là chúng ta không thể công kích, “Tốt” không có nghĩa là chúng ta hoàn mĩ, không tì vết, mà “Tốt” là khi một người biết phân định rõ đúng sai, biết nhìn nhận đúng bản thân, chấp nhận rằng ai cũng có mặt tốt mặt xấu, và luôn nỗ lực để đẩy lùi cái xấu thay vì “hợp lý hóa” nó.
Sách Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất
Niềm vui giả tạo vượt không gian thời gian – chuyến tàu tìm lại cái tôi đã mất hay chỉ là một cách thoát ly thực tại
Thực tế là hiện tại, cho nên hiện tại thường đau lòng. Còn quá khứ hay tương lai thì ở trong một thế giới viễn tưởng xa xôi. Cho nên với khả năng trời phú là “trí tưởng tượng”, con người mặc sức vùng vẫy trong thế giới đã qua hay còn chưa tới của chính mình. Trong thế giới quá khứ, niềm vui giả tạo mà chúng ta tìm thấy là: bản thân là một người đáng được yêu, bản thân là một người có giá trị tiềm ẩn, bản thân là một người có phẩm chất tốt đẹp.
Thật ra, khi gặp quá nhiều biến cố và sự tự tin bị thử thách, con người thường tìm về quá khứ và thậm chí dặm thêm mắm thêm muối để thổi phồng bản thân, và những ký ức về cái tôi không có gì nổi bật trở nên xuất chúng. Qua đó ám chỉ bản thân mình hôm nay vẫn ưu tú và có giá trị như thế, và họ tin rằng, đó chính là “cái tôi” trong hành trình tìm lại cái tôi đã mất– một “cái tôi” rực rỡ, tỏa sáng, không tỳ vết.
Nhưng quá khứ là không thể thay đổi, do đó, ảo tưởng về tương lai thường được áp dụng vượt trội hơn cả quá khứ. Trên sân khấu tương lai, chúng ta vĩnh viễn được tỏa sáng. Khi ở trong thế giới lung linh đầy sắc màu đó, ánh hào quang của tương lai đưa chúng ta thoát ra khỏi hiện trạng không như ý của bản thân. Chuyến tàu vượt không gian và thời gian thật kì diệu, nhưng hóa ra chỉ là một thứ mộng mị dối lừa.
Kẻ ăn mày niềm vui giả tạo – cuộc đời chúng ta do người khác vẽ nên!
“Mùi cà phê ở quán này cũng được!” (Không phải là ngon nhất, tôi đã uống cà phê ngon hơn nhà hàng này)
“Bận chết đi được, vì thế không có thời gian tụ tập với cậu. Cậu thế nào? Dạo này làm gì? (Tôi là một người có rất nhiều việc phải làm, thời gian của tôi rất quý giá, cuộc sống của tôi rất có ý nghĩa)
Khi chúng ta cảm nhận cuộc sống, chúng ta sẽ phát hiện thì ra không phải chúng ta đang hưởng thụ cuộc sống của mình, mà đang hưởng thụ cảm giác cuộc sống của mình tốt hơn người khác. Cảm giác mình quan trọng và hơn người khác là nhu cầu tự nhiên của con người, nhưng thứ bản năng này nếu không được kiểm soát đúng cách, sẽ dễ dàng biến bản thân thành con rối cho người đời mặc sức chơi đùa, bức tranh cho họ tùy tiện vẽ nên.
Video phát hành
#Sách_kỹ_năng
#Sách_truyền_động_lực
#Tìm_lại_cái_tôi_đã_mất
#Cứu_vãn_cuộc_đời_không_vui_vẻ